Polaroid

giaitri24h.wapgem.com Con người hoàn toàn không biết được bản thân mình là gì; cũng không hề biết được cảm giác, lý niệm, tư tưởng, tính cách, v.v của con người là từ đâu đến. Kỳ thực, hết thảy những tư tưởng và hành vi của con người đều chịu sư chi phối của các chủng vật chất sinh mệnh. Vì sự ngu muội vô tri của con người, nên người ta mới lầm coi chúng là bản tính của mình, hoặc giả gọi thành những thứ như “tự nhiên” hay “thiên tính”; và bị những sinh mệnh ấy thao túng tựa như con rối mà chẳng hề tự biết. Thực ra con người ta không có những bản sự ấy, đều là do những sinh mệnh kia thực hiện. Người ta hễ đã lâm vào hoàn cảnh này, thì rất khó nhận ra chính mình, làm cho con người trầm luân ở chốn này mà không hay, thật khó tự thoát ra được. Đại Pháp mang đến cho các đệ tử Đại Pháp trí huệ cao hơn người. Khi chúng ta đứng tại nơi cao mà nhìn hết thảy những điều của nhân loại, thì nhìn cái biết ngay. Dưới đây là những lý giải bàn về hành vi của con người và những chủng loại sinh mệnh đang chi phối con người. Trong quá trình sinh mệnh của người ta, loại sinh mệnh vốn là lực lượng chi phối hiển nhiên nhất gọi là “thời gian”. Tác dụng của “thời gian” là triển khai {mở ra} các sự việc, giống như [mở] một cuộn tranh. Nó không cho phép chư vị xem toàn bộ ngay lập tức, mà triển khai từ từ. Vì thế người ta cảm giác được có mặt trời mọc và lặn, có xuân hạ thu đông, có sinh lão bệnh tử. “Thời gian” làm cho chúng ta thực hiện việc gì cũng phải có một quá trình. Tại các thế giới đơn nguyên của chư Phật không có chủng loại sinh mệnh “thời gian” và “không gian” ấy (nhưng có thời gian của tầng cao hơn). Do vậy nhìn gì cũng nhìn cái biết ngay. Nhìn thấy đời của một người đồng thời tồn tại ở đó, giống như cả cuộn tranh vốn đã triển khai ra hết. Một loại sinh mệnh liên quan đến “thời gian” và được gọi là “kết quả”. Nó cứ đến giai đoạn cuối cùng của thời gian mới xuất hiện. Do vậy, con người cho rằng “kết quả” là điều có được sau những nỗ lực. Kỳ thực “kết quả” đã có ngay từ lúc khai thuỷ ban đầu, chỉ có điều nó bị thời gian đặt vào đoạn cuối cùng. “Hiện tại” và “tương lai” cùng là một thể. “Thời gian” đã làm chúng phân tách như thế. Dưới tác dụng của “thời gian”, nên con người bị giả tượng mê hoặc, làm người ta cứ hướng về tương lai, chấp trước vào tương lai, chấp trước kỳ vọng vào “kết quả”, vì tương lai mà phấn đấu. Cảnh giới của các đệ tử Đại Pháp chúng ta là ở bên trên siêu quá “thời gian” nơi hoàn cảnh của nhân loại. Chúng ta không hề có chấp trước đến điều “phổ thiên đồng khánh” {khắp trời vui đón Chính Pháp hoàn thành}. Khi chúng ta đang làm Chính Pháp tại “đêm đông” khắc nghiệt này, thì chúng ta đã đang ở “ngày xuân” rồi. Do đó bạn đồng tu nào kỳ vọng đến lúc Pháp chính lại tất cả thì lúc ấy đang bị “thời gian” của tam giới khống chế. Sinh mệnh “không gian” quán xuyến đến tầng rất cao. Biểu hiện ở nhân gian là làm cho mỗi sinh mệnh phân ra một phạm vi, một khu vực. Từ đó sinh ra cự ly cũng như cái mà người ta gọi là khái niệm to nhỏ. Nếu siêu xuất khỏi ức chế của “không gian”, thì sinh mệnh có thể ngập tràn tất cả, cũng có thể tụ tán mà thành hình hay thành vật chất, không có khái niệm to nhỏ xa gần. Các đệ tử Đại Pháp có thể không chịu ức chế của các không gian bên dưới tầng của mình. Bất kể là không gian của con người hay không gian khác, khi phát chính niệm thì công có thể ngập tràn tất cả các chỗ trong tam giới, thậm chí cả những chỗ giãn cách, vô sở bất bao vô sở di lậu {không đâu không bao hàm, không đâu bị bỏ sót}, bài trừ tất cả thế lực tà ác. Cái nhà giam be bé kia cũng là một sự hạn chế và bức hại đối với đệ tử Đại Pháp về mặt không gian. Các đệ tử Đại Pháp cũng cần chỉnh lại “không gian” nơi nhân loại. Bất kể “không gian” nào cũng không thể hạn chế đệ tử Đại Pháp làm Chính Pháp. Bất kể “không gian” nào trong tam giới đều không có tư cách hạn chế, bức hại đệ tử Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp không có cái khái niệm nhà giam ấy. Hãy vứt bỏ sự thừa nhận ức chế đã biến dị về “không gian” đó đi. Nhà giam kia là đề dành cho tà ác. Một loại sinh mệnh “khổ” có thể giúp người ta tiêu nghiệp, cho phép người ta hoàn trả món nợ còn thiếu; cũng thực thi cảnh cáo hoặc khuyên giải cho con người. Mục đích chủ yếu của nó là đem đến tai nạn, bệnh tật cho người ta, làm cho người ta tại thống khổ mà hoàn trả nghiệp lực. Hiện nay “khổ” đã bị biến dị. Nó đang tạo khổ nạn cho các đệ tử Đại Pháp và làm trở ngại Chính Pháp. Đang dùng “khổ” để huỷ diệt ý chí của các đệ tử Đại Pháp, gây ra các khó khăn cho đệ tử Đại Pháp, nhưng đối với kẻ ác thì kệ cho phóng túng. Khi trong tâm chúng ta sinh ra cảm giác “khổ”, thì chính là sinh mệnh này đang phát huy tác dụng. Chúng ta cần lập tức phát chính niệm tiêu trừ nó, không cho nó phát huy bất kể tác dụng phá hoại nào. Một loại sinh mệnh thường hay xuất hiện cùng với “khổ” gọi là “sợ”. Sinh mệnh này rất thấp, nhưng phát huy tác dụng phá hoại trong Chính Pháp lại rất tệ hại. Nó đứng sau lưng “tưởng tượng” và “khổ” để khởi tác dụng, làm cho người ta “sợ” điều này “sợ” điều nọ. “Khổ” và “sợ” đều đã biến dị. Dưới sự chi phối của thế lực tà ác cao hơn, chúng đang hướng thẳng đến những người lương thiện và chính nghĩa. Điều này thể hiện rất rõ tại nhân gian. Tôi thấy những người lương thiện thường tựa như nhát gan hơn kẻ tà ác, những chú thỏ thường phải như sống trong “nỗi sợ hãi”. Các đệ tử Đại Pháp là Thần rất cao. Chúng ta không còn trong giai đoạn tu luyện cá nhân nữa. Chúng ta có trách nhiệm và có năng lực để quy chính hết thảy những sinh mệnh thấp bất chính. Chúng ta cần phải tiêu bỏ những thứ vô ích “khổ” và “sợ” ấy. Chúng ta không nên xem chúng như những gì được sinh ra cùng chúng ta. Kỳ thực, chúng đều là những sinh mệnh ngoại lai, dựa vào sự dung túng và tiếp thu của chúng ta mà khởi tác dụng. Hễ tôi xuất hiện một niệm đầu “sợ”, thì tôi lập tức tiêu huỷ sinh mệnh đó ngay, hoặc hất sang bè lũ tà ác. Thậm chí tôi còn cố gắng hất những “sợ” trên thân của các bạn đồng tu sang những kẻ ác. Đó mới là chỗ mà “sợ” nên phát huy tác dụng. “Khổ” cũng như thế, nhất định không cho phép nó làm rối loạn con đường Chính Pháp. Khi kẻ ác sốc điện đệ tử Đại Pháp, thì cái “điện” ấy nên trả lại lên thân kẻ ác. Kẻ ác nên bị tống vào ngục. Tất cả bức hại gia cường lên các đệ tử Đại Pháp nên bắt kẻ ác tự chúng phải chịu nhận. Bắt “khổ” phải quy chính một cách triệt để. Tương lai “khổ” cần phải là một sinh mệnh quy chính. Sinh mệnh “hoài nghi” cũng có can nhiễu rất lớn đến chúng ta. Có lúc chúng ta không hiểu vì sao mà hoài nghi năng lực bản thân mình, kỳ thực là đang nằm trong cái bẫy của sinh mệnh này. Cổ nhân rất thành tín, họ tin vào Thần, nên họ có thể thấy Thần. Các bức tranh thiên đường của Tây phương và các bức bích hoạ thế giới Phật quốc của Đông phương đều là kết quả mà cổ nhân nhìn thấy được, không có gì là “tưởng tượng” cả. Chúng ta không tin vào bản thân, không có tín tâm vào bản thân. Kỳ thực đó toàn là do sự ngăn trở của sinh mệnh “hoài nghi” này. Chúng không phải là thứ mà chúng ta tự có, mà chúng cũng là sinh mệnh ngoại lai khống chế con người. Tại xã hội người thường hiện nay sinh mệnh này trở nên rất to lớn, nó cản trở người ta tin vào Đại Pháp, ngăn trở chúng ta phát huy công năng. “Hoài nghi” nên bị liệt vào loại bị tiêu trừ. Chúng ta cần dùng toàn lực bài trừ những cản trở của sinh mệnh này, cần phát xuất ra thần thông tăng cường hơn nữa để trừ ác và làm Chính Pháp. Loại sinh mệnh “tưởng tượng” bây giờ đang có tác dụng rất xấu. Bản thân “tưởng tượng” là thứ mê hoặc, chứ không phải là phản ánh chân thực của vũ trụ, mà là suy đoán và giả tưởng hư huyễn không thực. Nó được khoa học hôm nay ca tụng ghê gớm, cứ như thể là các sáng tạo đều là kết quả của nó. Kỳ thực, các sáng tạo không phải là tác dụng của nó, mà là kết quả của tham dự của một số sinh mệnh khác. “Tưởng tượng” làm người ta có giả tưởng rằng có những điều họ tưởng tượng ra. “Tưởng tượng” làm người ta suy nghĩ hỗn loạn đủ thứ. Thực ra toàn là những thứ giả tượng không tồn tại. Từ những vật tư hoặc nguyên liệu là những điều mà người ta đưa vào não bộ trong khi tiếp xúc ngoài xã hội hoặc trong ký ức, sinh mệnh “tưởng tượng” này tổ hợp chúng lại một cách lộn xộn. “Tưởng tượng” là một trở ngại lớn trong Chính Pháp hiện nay. Nó làm chúng ta “tưởng tượng” như bị ma lùng tìm, bị đánh, bị xử hình, tà ác hoành hành ra sao, v.v. “Tưởng tượng” ra người thường sẽ nhìn nhận ra sao, “tưởng tượng” giảng rõ chân tướng khó như thế nào, thậm chí “tưởng tượng” ra những mâu thuẫn giữa các bạn đồng tu, gây hỗn loạn cho Đại Pháp. Chúng ta cần trừ dứt “tưởng tượng” từ trong não của mình, dùng tất cả những gì tối chính tu được từ Đại Pháp để chỉnh lại hết thảy những gì bất chính, dùng chính niệm của Thần mà sáng tạo tương lai tối chính, chứ không phải là tương lai gồm những đạo lý trong “tưởng tượng”. Liên quan đến “tưởng tượng” là “lô-gíc” cũng là sinh mệnh biến dị, tầng cấp cực thấp. Khoa học hiện đại tôn sung nó lắm. Nhưng mọi người đều biết rằng tất cả phát minh trọng đại của nhân loại đều là do “linh cảm” mang đến, tức là do các sinh mệnh cao tầng bên ngoài cấp cho. “Lô-gíc” chỉ tạo ra cái “giải thích” cho hợp lý để người ta tin tưởng vào. Phạm vi của “lô-gíc” rất hạn hẹp, nó chỉ biết “1 + 1 = 2”. Nhưng những sự việc 1 cộng 1 chẳng bằng 2 lại có quá nhiều. Những kết quả thu được dựa vào chỗ “suy lý” của “lô-gíc” đều không có chân thực. Hễ kết quả nào không hợp “lô-gíc” liền bị mượn cớ cho là “ngẫu nhiên”. Các đệ tử Đại Pháp không nên bị rớt vào cái bẫy “lô-gic” này. Nếu chúng ta từ những hiện tượng nhất định mà “suy lý” ra kết quả bị bức hại, thì chúng ta đã bị rớt vào cái lý giả kia rồi. Từ đó làm chúng ta bị giam hãm trong cái lý giả đã bại hoại ấy. Kết quả “tất nhiên” của hành vi con người là ý nguyện của chư Thần tại tầng cao hơn. “Lô-gíc” và “tưởng tượng” không thể tưởng tượng ra những gì mà chúng không tưởng tượng ra được và không “lô-gíc” suy đoán ra được. Đó là bản tính của tầng thấp của chúng làm cho như thế. “Tĩnh” là một chủng sinh mệnh vĩ đại, nó cấp cho con người điều chân thực của vũ trụ. Do đó chúng ta thấy rằng các thánh nhân và trí giả cổ đại đều từ trong “tĩnh” mà đắc được trí huệ và chân lý. Người thường hiện nay không cách nào sánh nổi với trí huệ của họ được. Cổ nhân Trung Quốc đã nhận thức được tác dụng vĩ đại của “tĩnh”, vì vậy mọi nơi trong xã hội đều ở trong một trạng thái “tĩnh”. Sư phụ nói: “Tĩnh tâm không nghĩ — thấy được huyền diệu” (Bài Đạo Trung trong tập thơ Hồng Ngâm); “tĩnh tâm học Pháp” (kinh văn Hướng về viên mãn). Tôi lý giải rằng hàm nghĩa của “tĩnh” thật to lớn. Đối lập với “tĩnh” là “tưởng tượng” vốn là điều mà con người hiện nay tôn sùng, kỳ thực thật cách biệt với chân lý. Những điều tưởng tượng ra đều là giả lý và những thứ can nhiễu của các sinh mệnh ngoại lai. “Danh” và “lợi” là hai loại sinh mệnh cùng thuộc vào phạm trù “tình”. Hai loại sinh mệnh này có một khả năng chính là cấp cho người ta một thứ khoái cảm hư ảo. Chúng ta cho rằng những khoái cảm ấy là do chúng cấp, thực ra không phải. Chúng chỉ đổi lấy đức của chúng ta mà thôi. Không có đức thì chúng chẳng cấp gì hết. Ví như có người có danh, như làm quan chức lớn, hoặc nhà khoa học tầm cỡ, nhưng chẳng có ai bợ đỡ, chẳng có ai chiêm ngưỡng, chẳng có ai hâm mộ, người khác cứ coi đó chẳng là gì, thì chư vị hỏi có khoan khoái nào đáng kể? Hoặc như nhà phú ông giàu có kia, nếu chẳng có ai so bì ganh đua thì cũng không có khoan khoái gì đáng kể. Nếu chẳng còn đức nữa, gặp đại bệnh, thì có bao nhiêu tiền cũng không hưởng thụ được. Sự khoái lạc chân chính của sinh mệnh là từ nơi sâu thẳm của nội tâm, đó là điều vui thích sung mãn toàn thân, không phải từ bên ngoài vào, mà là điều vốn có của bản nguyên sinh mệnh. “Danh lợi” kia không làm điều ấy được. “Danh lợi” chỉ có thể mang đến những khoái lạc rất hời hợt. Loại sinh mệnh này làm con người ta mê hoặc lắm lắm. “Tư” {ích kỷ, chấp ngã} quán xuyến đến tầng cực cao trong cựu vũ trụ, nhưng khả năng của nó lại rất hữu hạn. Bởi vì hễ “tư” thì phạm vi nhỏ lại, thì cách biệt một mức độ nào đó với các sinh mệnh khác, chỉ có một khu vực nhỏ bé, không có được sự rộng lớn bao la của “vô tư”. Nếu sinh mệnh không còn ở trong “tư” nữa, thì nó mang theo “vô tư” to lớn hơn nhiều, mang đến cho sinh mệnh những điều thật tốt đẹp. “Vô tư” tiếp cận gần hơn với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ. Rất nhiều thứ mà người ta cho là “cảm giác thiên tính” kỳ thực là tác dụng của các sinh mệnh khác. Ví dụ “chua ngọt đắng cay mặn” cũng như những thứ quyến luyến nam nữ, chúng đều là những thứ trang bị cho con người. Người tu luyện nào vượt ta khỏi những chấp trước này liền thấy rằng con người đang chịu chi phối của những sinh mệnh ấy mà lại cho rằng “khoái lạc” lắm, cho rằng tự mình là thế. Họ đâu biết rằng đó là những sinh mệnh đằng sau lưng đang khống chế? Có bạn đồng tu trong quá trình tu luyện ăn một bốc muối mà không có cảm giác gì là mặn, ấy là đã không còn sự khống chế của sinh mệnh “mặn” kia nữa. * * * Các đệ tử Đại Pháp là những Thần cao hơn người. Chúng ta không nên chịu nhận những ức chế của các sinh mệnh tầng cấp thấp ấy. Khi mà chúng ta hoàn toàn rũ sạch những ràng buộc của những sinh mệnh vật chất tầng cấp thấp kia, thì chúng ta đã ở trong bản nguyên thuần tịnh nhất Chân Thiện Nhẫn. Đó mới là bản thân chân chính là chúng ta. Con người thực ra không có gì cả, chỉ có quyền lực chọn lựa. Từ trên xuống dưới trong vũ trụ, không có đòi hỏi. “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ”, chúng ta tự bản thân tu xuất được gì đây? Không có Sư phụ, chúng ta không có được gì cả, chúng ta chỉ có cái tâm lựa chọn hướng thiện hồi quy mà thôi. Còn điều gì cũng là do Sư phụ làm cho, cấp cho. Muôn phần cảm kích Sư phụ từ bi vĩ đại đã cấp cho chúng ta hết thảy mọi thứ. Hiểu biết thiển cận này do cá nhân ngộ được trên con đường hồi quy. Chỗ nào thiếu sót xin các bạn đồng tu chỉ giáo.
Mỗi sinh mệnh đều có một trường, trong trường ấy là phạm vi thế lực của sinh mệnh này. Sinh mệnh nào tiến nhập vào trong trường này thì phải phục tùng quy luật của trường ấy; sau khi sinh mệnh kia tiến nhập vào rồi thì lại gia tăng năng lượng cho trường ấy, khuyếch đại phạm vi của trường ấy. Từ quan điểm sinh mệnh có khống chế trường mà nhìn nhận về những sinh mệnh khống chế con người như không gian, thời gian, mệt mỏi, tưởng tượng, ngủ, thống khổ, lười, phẫn nộ,v.v. thì chúng tôi thấy rằng chúng đều có phạm vi của bản thân; chúng ta không tiến nhập vào trong đó, thì chúng ta không chịu sự khống chế của chúng. Chúng ta không những khái niệm ấy, thì chúng ta xung xuất ra khỏi sự ràng buộc của chúng. Ví dụ như “sợ”; [khi] chúng ta sợ, thì chúng ta đang chịu sự khống chế của trường của “sợ”, thì phải chiểu theo những sự việc mà quy luật của nó ta bài cho chúng ta. Đồng thời với cái sợ của chúng ta, chúng ta cũng bồi bổ cho nó, bổ xung cho lực lượng của nó, tăng thêm phạm vi và cường độ cho trường của nó. Khi mà trong tâm chúng ta không có khái niệm “sợ”, thì chúng ta ở ngoài sự khống chế của loại sinh mệnh “sợ” này. Lấy thêm một ví dụ nữa, chẳng hạn “phẫn nộ”; nó khởi tác dụng là vì trong tư tưởng của chúng ta có tồn tại loại vật chất ấy; khi người ta phẫn nộ, người ta đã bắt đầu bị phẫn nộ khống chế; phẫn nộ có thể chi phối người ta giận dữ mà thực hiện những việc hết sức không có lý trí; sau sự việc người ta có thể vô cùng hối hận; tuy nhiên lúc ấy người ta không cảm thấy được sự khống chế bản thân mình, kỳ thực là “phẫn nộ” đang khống chế rất chắc. Như vậy nếu chúng ta muốn thoát ly khỏi sự khống chế của phẫn nộ, thì phải vứt bỏ những thứ ấy ở trong tư tưởng; trong tư tưởng không có phẫn nộ, hỏi cái sinh mệnh bên ngoài kia làm thế nào khống chế chúng ta được? Ví như một chiếc xe toàn là sắt, thì khi đi trong từ trường liền bị hút; [nếu] chúng ta lấy hết sắt trên xe vứt bỏ đi, thì không có từ trường nào hút được nữa. Mỗi một sinh mệnh khống chế con người đều có đặc điểm của bản thân; như “phẫn nộ” và “cừu hận”; hai loại sinh mệnh này có thể chi phối người ta đánh người, giết người; người ta muốn đánh người, thì phải điều động cái hoả khí của mình lên; [còn nếu] con người ở trạng thái từ bi và hoà ái, thì chư vị có muốn giơ tay đấm người ta cũng không được, bởi vì sinh mệnh từ thiên không có khái niệm đánh người, nó sẽ không đánh người. Tôi nhớ rằng trên mạng Internet có một bài của một học viên viết về một đệ tử Đại Pháp cao tuổi rất từ thiện khi đưa mắt nhìn một cảch sát tàn ác, tên cảnh sát tàn ác này đang định đánh người nhưng đã không thể tự chủ được mà phải buông tay. Chính là cái trường từ thiện của đệ tử Đại Pháp ấy đã hoá giải cái trường tà ác của tên cảnh sát kia, cảnh sát tàn ác kia không còn sự khống chế của hung thần nữa thì không thể đánh người được nữa. Ví dụ ấy thuyết minh một vấn đề, rằng những sinh mệnh cấp thấp phải chịu sự ước chế của sinh mệnh cấp cao, thậm chí bị sinh mệnh cấp cao tiêu dung, giải thể. Từ bi có thể hoá giải tất cả, thậm chí phá trừ hết thảy những chấp trước; bởi vì nó vi quan hơn, lực lượng lớn hơn, nó là thể hiện của đặc tính vũ trụ. Đặc điểm của từ thiện là [biết] nghĩ cho người khác, ai ở trong cảnh giới ấy, thì thái đô phi thường hoà ái thân thiện, ở đâu cũng rộng lượng với người khác, làm người ta lập tức thấy cảm kích và ấm cúng trong lòng; đó là đặc điểm của sinh mệnh từ thiện. “Thân tình” thì không thế, thân tình {tình cảm thân quyến} cũng có nội dung biết nghĩ đến người khác, tuy nhiên nó có thành phần tư tâm {ích kỷ}; nó có sự thân cận đối với người bên mình, nhưng lại lãnh đạm với người ngoài; do đó nó không phải tốt đẹp lắm. Cảnh giới của từ bi là vô tư rộng lớn, nó có một lực lượng có thể làm người ta quên đi cái ‘tôi’ để dung nhập vào trong đó. Khi người ta nói [hoặc] làm một việc đều có một trạng thái đương thời, cũng chính là xuất phát điểm; người ta khi nói hoặc làm một việc ở trong một trạng thái nào đó, thì sẽ mang theo tất cả đặc điểm của trường (hoặc cảnh giới) của sinh mệnh trạng thái ấy. Chẳng hạn khi một người ở trạng thái từ bi mà thuyết nói, thì người khác sẽ cảm thấy rất ấm cúng, sẽ rất muốn tiếp cận chư vị, muốn tiếp thụ chư vị. Còn khi người ta đang muốn thuyết phục người khác mà thuyết nói, thì người khác sẽ cảm thấy một thứ áp lực, như có điều gì công kích, người đó sẽ sinh ra tâm lý bảo vệ bản thân mình. Khi người ta đang khi tâm lý hiển thị dấy động lên mà giảng nói, người khác sẽ cảm thấy sự tự tư {ích kỷ}, và họ thấy chán ghét; bởi vì trường vật chất mà sinh mệnh “hiển thị” mang theo là tự tư. Bất kể người ta có nguỵ trang thế nào, thì cái trường kia vẫn ở đó, không che đậy được. Cùng một lời nói, tại những trạng thái khác nhau, cũng chính là tại các trường cảnh giới khác nhau, thì hàm nghĩa bên trong nhất định cũng khác nhau, hiệu quả cũng khác nhau. Lời nói không phải ở chỗ hoa lệ bên ngoài, mà là ở chỗ nội hàm của nó, ở chỗ cảnh giới của người nói ra nó. Cuốn Chuyển Pháp Luân của Sư phụ, hoàn toàn dùng phương thức văn nói mà viết thành, nhưng lại biểu đạt được những nội hàm không gì sánh được của Đại Pháp vũ trụ. Do vậy, chúng ta thấy có những người giảng thuyết đại đạo thao thao bất tuyệt nhưng chúng ta không cảm thấy gì. Nhưng chỉ một câu của một bạn đồng tu tối thuần tịnh “hãy nghe giảng” lại đả động đến nội tâm thâm sâu của chúng ta. Có những lúc tôi cố gắng tận lực điều chỉnh trạng thái của bản thân để nói hoặc viết bài, cố gắng tận lực dùng từ bi và hoà ái trong nội tâm bản thân mình mà nói và viết, thậm chí dùng bản nguyên vô tư của sinh mệnh bản thân mình để làm việc. Đương nhiên tôi chưa có làm được như thế, nhưng tôi cố gắng làm như thế. Có những sinh mệnh khống chế con người cũng có trường thời gian của bản thân nó, con người ta tại các trạng thái khác nhau thì thời gian trôi đi nhanh chậm có khác nhau. Khi người ta ở trong trường của sinh mệnh “nóng ruột” thì thời gian chạy rất chậm, còn trong trường của sinh mệnh “cao hứng” thì thời gian trôi rất mau. Những đạo lý giả hư dối của nhân loại lúc đầu khai thuỷ không có phạm vi thế lực mạnh mẽ như vậy; nó cũng là phạm vi của trường, nhưng bởi vì con người dần dần nhìn nhận chúng, nên vô hình trung đã gia tăng mật độ và phạm vi của trường vật chất này. Trong phạm vi thế lực của những đạo lý giả, người ta chiểu theo những lý ấy mà hành sự; như thế là ở trong phạm vi của trường ấy thì chúng quyết định, nhưng đó là những điều không đúng, chúng sẽ an bài cho chư vị những giả tượng, cứ tựa như là đó là những điều chính xác tuyệt đối. Thuận theo năng lượng của những đạo lý giả ấy tăng mạnh lên, chúng sẽ quay trở lại ức chế những sinh mênh tin vào chúng, đi theo quỹ đạo của chúng. Những đạo lý giả ấy ngày nay đang làm hại con người rất ghê gớm, như “vô thần luận”, “thuyết tiến hoá luận”, những thứ như “bắp tay sao sánh được bắp chân”, “người khôn bảo vệ lấy thân” {minh triết bảo thân}, “người tốt chẳng sống lâu” {hảo nhân mệnh bất trường}, “người thiện bị người khinh, ngựa hay bị người cưỡi” {nhân thiện bị nhân khinh, mã thiện bị nhân kỵ}, v.v. Khi chúng ta uốn nắn lại những quan niệm bại hoại ấy của người thường (thậm chí của bản thân chúng ta), thì cũng là chúng ta đang từng bước thanh trừ những thứ ấy, nếu không, cái trường vật chất do chúng tạo thành sẽ là trở lực trong Chính Pháp của chúng ta. Từ một tầng nhất định mà giảng, những ràng buộc của sinh mệnh chính là những ràng buộc tư duy; như vậy chúng ta nếu như muốn thoát ly khỏi khống chế của những sinh mệnh tầng thấp, thì trước hết chúng ta phải từ trong tư tưởng không có tiến nhập vào đó nữa, bài trừ những vật chất của sinh mệnh tầng thấp đang lưu tồn trong tư tưởng, đả phá những ràng buộc của những quan niệm ấy, cho đến khi trong tư tưởng không còn những vật chất của những khái niệm ấy. Thân thể là do các tế bào tổ hợp thành, tư tưởng của tế bào hầu như tương đồng với tư tưởng của đại não. Khi tư tưởng của các tế bào đột phá qua được những ràng buộc ấy rồi, thì thân thể chúng ta cũng hoàn toàn đột phá ra được, và chúng ta sẽ tiến nhập sang một cảnh giới khác. Tất nhiên, từ một cảnh giới cao hơn mà xét, thì tư duy cũng giống như sinh mệnh, cũng có tồn tại về trường, cũng có những ước chế, cũng có những giới hạn; làm Thần mà xét, thì chúng ta cũng phải đột phá khỏi khống chế của tư duy. [Chỉ khi] đệ tử Đại Pháp không có ràng buộc của những vật chất tầng thấp ấy, thì mới thật sự giải phóng được, công năng mới có thể tuỳ ý sử dụng. Trong bài “Công năng là gì” Sư phụ nói: “Nguyên nhân căn bản là từ tầng vũ trụ cao nhất cho đến tầng vũ trụ thấp nhất thì [khi] một sinh mệnh và cảnh giới của nó càng xuống dưới [thì] tỷ trọng của hết thảy những vật chất trong ấy lại càng lớn hơn, các viên lạp tử lại càng lớn hơn, phụ trọng {trọng lượng phụ} của sinh mệnh càng lớn hơn; càng xuống dưới [thì] bản năng (công năng) của sinh mệnh càng bị chính thân vật chất ức chế ngày càng nặng hơn, càng không thể khởi tác dụng; đó là nguyên nhân tạo thành [tình huống] tầng càng thấp năng lực càng ít.” Sinh mệnh nào càng bài trừ những thứ vật chất ấy càng nhiều, thì cảnh giới lại càng cao, công năng mới lại càng mạnh. Nếu như khi phát chính niệm mà chúng ta hoài nghi, e sợ, muốn thử, hiển thị, hoan hỷ thái quá, cừu hận, v.v. thì khi có những phụ trọng vật chất tầng thấp nặng nề ấy, hỏi niệm của chúng ta có được lực lượng gì không? Hễ sai một niệm, thì đất trời khác biệt; chỉ khi chính niệm thuần tịnh, thì mới có uy lực vô tỷ mà thôi. Khi một đệ tử Đại Pháp không có những vật chất phát sinh ấy, thoát ly khỏi thời gian, không gian, v.v. cũng những khống chế khái niệm thiên sai vạn biệt, thì đó là cái gì? Đó chính là bản lai sinh mệnh chúng ta, là không gì ở ngoài, không đầu không cuối {vô ngoại bất tại, vô hữu thuỷ chung}, tạo thành hết thảy bản lai thời không và vật chất, nó chính là cái bản thân “tôi”; chúng ta là bản lai của cảnh giới ở tầng ấy của chúng ta, nó là nước bất động {bất động đích thuỷ}. Khi mà tâm của tôi động chạm đến được cảnh giới ấy, tôi cảm thấy được sự vĩ đại của cảnh giới đó, tất cả đều nắm giữ ở trong đó. Những thứ ràng buộc và khống chế kia chỉ là phát sinh của sinh mệnh bản lai của chúng ta; chúng ta có thể tái tạo, tu chính, thậm chí lệnh cho chúng không tồn tại nữa. Những thứ biến dị và nguyên lai ấy đều ở trong thân của tôi, tôi đầy khắp tất cả {di mạn nhất thiết}, tất cả đều ở trong tôi; trừ ma cũng là [bài] trừ những thứ của tự thân. Trong cảnh giới ấy, tất cả đều trở nên giản đơn như vậy… Đại Pháp tạo thành hết thảy bản lai trong vũ trụ, chúng ta chỉ cần đồng hoá với Đại Pháp, chúng ta mới có thể tìm đến bản thân {tự kỷ} của mình; chỉ những điều Đại Pháp mang cấp đến mới là tự tại như ý tách ly khỏi hết thảy những ràng buộc vật chất. Đây là những điều ngộ được trong khi học Pháp, nêu ra để tham khảo.